2015年10月


Tùy theo mệnh mà gia chủ nên lựa chọn màu sơn nhà sao cho hợp phong thủy, từ đó mang lại nhiều sức khỏe, may mắn và tài lộc cho cả gia đạo.

Cách lựa chọn màu sơn nhà phong thủy, hợp mệnh theo KIM, MỘC, THỦY , HOA, THỔ sẽ giúp mang lại sức khỏe, may mắn, tài lộc cho cả gia đình bạn.

Màu sơn nước có thể được quyết định theo cảm tính của chủ nhà, nhưng không phải lúc nào ý thích cũng đóng vai trò quyết định. Tùy vào hướng nhà, những gia chủ thường xuyên đặt nặng vai trò của sơn tường nhà theo phong thủy để gia đình được nhiều thuận lợi và may mắn. Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu cách chọn màu sơn nhà đẹp theo phong thủy khi sơn tường nhà nhé!

THEO VÒNG TƯƠNG SINH,TƯƠNG KHẮC TA CÓ : 

Vòng tương sinh: Kim → thủy → mộc → hỏa → thổ lại sinh kim

Vòng tương khắc: kim → mộc → thổ → thủy → hỏa lại khắc kim

 

CHỌN MÀU SƠN NHÀ SAO CHO HỢP MỆNH TỪNG GIA CHỦ

Xây nhà là việc trọng đại của mỗi gia đình. Chính vì vậy, khi xây nhà, gia chủ rất quan tâm đến việc chọn màu sắc, màu sơn của ngôi nhà, đặc biệt là lựa chọn theo đúng phong thủy.

Việc chọn sơn nhà đúng phong thủy không những mang lại vẻ đẹp, không gian sang trọng cho ngôi nhà mà còn giúp mang lại sức khỏe, may mắn, tài lộc cho gia chủ trong công việc và cuộc sống. Vậy đối với việc chọn màu sơn nhà theo phong thủy, hợp mệnh, gia chủ nên lựa chọn như thế nào?

Mệnh của mỗi người được dựa trên ngũ hành bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chính vì vậy khi muốn chọn sơn cho ngôi nhà của mình, gia chủ hãy chọn theo mệnh của mình.

NGƯỜI MỆNH THỔ NÊN CHỌN MÀU SƠN GÌ ?

Tông màu nâu, vàng đất, vàng thổ là màu sắc đại diện cho người mệnh Thổ. Màu sắc này thể hiện sự hài hòa, manh mẽ, và chắc chắn, tạo ra khả năng bảo vệ cho bạn tránh khỏi những điều xui xẻo, tai ương, đồng thời, có thể tiếp sức co những thành công của bạn. Bên cạnh đó, những gam mà tối như màu của đất còn mang ý nghĩ sự trường tồn, tượng trưng cho thời gian.

Có thể nói người mạng Thổ có khá nhiều sự lựa chọn màu sơn cũng như các loại vật liệu vì chúng đều được làm từ đất. Ngoài ra, họ còn rất hợp với màu đỏ – màu của lửa. Tuy nhiên, theo quan điểm âm dương ngũ hành, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều màu đỏ vì đây ma màu mang năng lượng rất mạnh, nếu dùng nhiều có thể ảnh hưởng đến năng lượng của chính bạn. Hãy phối hợp sắc vàng hay nâu đất với các màu sắc nhẹ nhàng khác của hành hòa như hồng, cam, tím sẽ mang lại sự dung hòa và có tác dụng cao hơn.

Màu sơn hợp với những người mệnh Thổ là màu vàng nâu, vàng nhạt, nâu. Gia chủ nên lựa chọn những màu này để mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

NGƯỜI MỆNH MỘC CHỌN MÀU NÀO ?

Màu xanh lá cây được biết đến là một gam màu tươi tắn, tràn đầy sức sống và đây cũng đồng thời là màu chủ đạo mà các gia chủ mệnh Mộc nên lấy để sơn nhà. Tại sao vậy? Vì màu xanh đại diện cho một sức sống bền vững, luôn vươn lên phía trước, và đó cũng như những đức tính tốt và nổi bật nhất ở những con người mang mệnh Mộc. Bên cạnh đó việc sử dụng màu xanh khi sơn nhà sẽ có tác động rất tốt đến sức khỏe, đồng thời với màu sắc gần gũi với thiên nhiên xanh lá cây sẽ đem lại cảm giác sảng khoái, tươi mát và thư giãn cho người mệnh Mộc.

 

Màu xanh lá cây là quyết định chọn màu sơn nhà cho người mệnh Mộc đúng đắn nhất nhưng để đem lại một tác dụng phong thủy tuyệt đối thì màu xanh lá cây nên được sơn ở phòng khách đồng thời kết hợp với một số màu của mệnh Thủy như màu xanh lam, đen cho các chi tiết trang trí trong phòng.

NGƯỜI MỆNH KIM NÊN CHỌN MÀU SƠN NÀO ? 

Về bản chất mệnh kim trong phong thủy: có nghĩa là kim loại, đặc tính kim loại thường có mầu sáng, trắng ví dụ bạc, sắt trắng, vàng… như vậy: đại diện mệnh kim sẽ là các màu: sáng và trắng như màu sơn vàng chanh, trắng, màu bạc, màu trắng, màu vàng kim, màu xám, màu xanh nhạt hoặc các màu sắc có ánh kim loại.  Nếu sử dụng các gam màu này làm màu chủ đạo trong nhà, về lâu dài sẽ có lợi cho cuộc sống và sự nghiệp của người mệnh Kim.

Xét theo khía cạnh âm dương thì màu vàng thuộc hành dương, màu động nên hợp với những không gian sinh hoạt chung đông người như phòng khách, phòng bếp, cầu thang, hành lang, văn phòng các công ty, hay nhà văn hóa tập thể…

Cần phải lưu ý chính là tuy sử dụng màu vàng làm tông chính nhưng không đồng nghĩa với việc phải sử dụng quá nhiều màu vàng. Một ngôi nhà được đánh giá là có phong thủy tốt phải có sự hài hòa giữa màu sơn và màu nội thất, các đồ vật được bài trí một cách hợp lý và có sự cân bằng trong không gian sử dụng, có nghĩa là không nên sử dụng nhiều màu sắc quá nóng hay nhiều màu quá lạnh.

Bên cạnh màu vàng, trắng chính là màu sắc cơ bản của mệnh Kim nên những người có mệnh này có thể sử dụng màu trắng làm gam màu chính cho các vật dụng bên trong nhà. Để có một cái nhìn tươi mới hơn thì một không gian màu trắng được bài trí ở phòng bếp hay phòng tắm sẽ khiến bạn cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn rất nhiều.

NGƯỜI MỆNH THỦY NÊN CHỌN MÀU SƠN NÀO ?

Nên sử dụng màu xanh dương làm tông màu chủ đạo, tuy nhiên, lại không nên chỉ sử dụng màu xanh dương, nên kết hợp màu sắc này với những màu khác như màu xanh lục của lá cây sẽ khiến không gian như hòa vào thiên nhiên, tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ, sảng khoái.

Nếu sử dụng các tông màu này trong nhà với xanh dương hay trắng làm màu chủ đạo thì về lâu dài sẽ có lợi cho cuộc sống cũng như sự nghiệp của người mệnh Thủy đồng thời còn tạo cảm giác thư thái, thoải mái nhât cho chủ nhà và các thành viên khác trong gia đình.

NGƯỜI MỆNH HỎA NÊN CHỌN MÀU SƠN NÀO ? 

Những chủ nhà mang mệnh Hỏa khi chọn màu sơn cho ngôi nhà của họ thì nên chọn theo hai cách như sau:

  • Chọn màu tương sinh: Màu xanh lá và màu tương hợp với bản mệnh là màu đỏ, hồng cam, tím. Tránh các màu thuộc hành Thủy là đen, xanh nước biển, xanh dương..
  • Các màu thuộc hành Hỏa như màu đỏ, hồng, tím, cam là những gam màu nóng, vì thế khi sơn nhà bạn nên tiết chế chúng với mật độ vừa phải, không nên quá lạm dụng sẽ gây ra cảm giác nhức mắt. Thay vào đó bạn có thể sử dụng những gam màu nhạt hơn là xám đỏ, hồng nhạt, tím nhạt, cam nhạt cho những bức tường lớn. Còn những gam màu mạnh chỉ nên nhấn vào những chi tiết nhỏ trong ngôi nhà hay căn phòng của bạn.

Ngoài ra, gia chủ mệnh Hỏa khi lựa chọn màu sơn, gia chủ có thể chọn các màu như màu xanh lá (mà tương sinh), màu đỏ, hồng, tím, nâu, cám, hồng cam (màu tương hợp).

 

Phong Thủy Tam Nguyên. 

 

Kỳ tài hiếm có trong lịch sử kiến trúc phương Đông - Kienthuc Tổng hợp 10 mẫu nhà cấp 4 hiện đại kiểu Mỹ | Diễn đàn kiến trúc sư ...


Hà Nội – Thủ đô xinh đẹp, ngàn năm văn hiến còn lưu giữ những nét văn hóa lâu đời cùng những công trình kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn lịch sử. Đó là những địa danh góp phần làm nên bản sắc một Hà Nội thanh lịch, cổ kính và chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Đầu Xuân năm mới, nếu có dịp đến với Hà Nội, bạn hãy dành thời gian để khám phá những biểu tượng này, để hiểu thêm hơn về Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nếu nói Hà Nội là trái tim của nước Việt Nam, thì quảng trường Ba Đình chính là trái tim của Hà Nội. Nơi đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hay còn gọi một cách gần gũi là Lăng Bác được xây dựng vào ngày 29/8/1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng màu mận chín.

Lăng được xây dựng trên nền cũ của Quảng trường Ba Đình lịch sử, với sự trợ giúp từ các chuyên gia Liên Xô và vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Đây là công trình kiến trúc thể hiện lòng thành kính của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng cũng được coi là một trong những kiến trúc đẹp của thế giới.

Kể từ khi khánh thành Lăng đến nay đã có gần 50 triệu lượt người, trong đó có gần 8 triệu lượt người nước ngoài ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và tổ chức quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với mỗi người dân Việt Nam, vào Lăng viếng Bác đã trở thành một nhu cầu tình cảm, một phong tục tập quán mới, một sinh hoạt truyền thống biết ơn cội nguồn.

Nhiều người nước ngoài coi Lăng là một địa chỉ thiêng liêng, hấp dẫn mỗi khi tới Việt Nam. Đây còn là công trình văn hóa đặc biệt, là nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của đất nước, nơi tổ chức các buổi mít tinh, duyệt binh, diễu hành chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc…

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Được xây dựng vào năm 1070, dưới đời vua Lý Thánh Tông với mục đích dùng để làm nơi thờ Khổng Tử, đặt bia Tiến sĩ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đồng thời cũng được xem như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Đây là quần thể di tích đặc biệt của Thủ đô, nơi hội tụ của giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, lịch sử và nghệ thuật, khoa học và giáo dục, thông tin tư liệu ký ức, niềm tự hào của người dân Thủ đô và dân tộc Việt Nam trong truyền thống ngàn năm văn hiến.

Kết cấu khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: Khu vực Nhập đạo; Khu thành đạt nơi có công trình Khuê Văn Các - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội; Khu Nhà bia Tiến sỹ - nơi lưu giữ 82 tấm bia đá Di sản tư liệu Thế giới; Khu Điện Đại thành - nơi thờ Khổng tử và các bậc tiên hiền Nho học; Khu Thái học là nơi tôn vinh Hoàng đế Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, thầy giáo Chu Văn An và các bậc danh nhân.

Hiện nay, UNESCO đã công nhận 82 tấm bia tại Văn Miếu là Di sản Tư liệu Thế giới. Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Chính vì mang ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực giáo dục mà Văn Miếu luôn là điểm đến tham quan, tìm hiểu, học tập của nhân dân trong nước, du khách quốc tế và nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới.

Nhà hát Lớn Hà Nội

Tọa lạc trên Quảng trường Cách Mạng Tháng 8, tại phố Tràng Tiền, Nhà hát Lớn luôn là điểm đến lý tưởng cho những người yêu nghệ thuật cổ điển. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của Nhà hát, đồng thời còn được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng như văn hóa nghệ thuật cổ điển của các nước trên thế giới.

Nhà hát Lớn Hà Nội được khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911. Cho đến nay, đây vẫn là nơi tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật lâu đời nhất, tiêu biểu nhất, trang trọng nhất Việt Nam, phù hợp với các chương trình nghệ thuật sân khấu và âm nhạc đẳng cấp cao, đáp ứng trình độ biểu diễn quốc tế.

Điểm đặc biệt của công trình này, đó là vẻ đẹp cổ điển hiện rõ qua từng đường nét và vóc dáng của tòa nhà. Là công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển Châu Âu (thời Phục hưng), Nhà hát Lớn Hà Nội phần nào chịu ảnh hưởng từ kiến trúc Nhà hát Opera Paris của Pháp. Chính vì vậy, toàn bộ tòa nhà luôn toát lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái và lộng lẫy.

Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình có giá trị rất lớn về mặt lịch sử, kiến trúc và giá trị sử dụng. Đây là một di tích của giai đoạn phát triển kiến trúc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và là nơi đã chứng kiến những giây phút hoà bình đầu tiên trên đất nước.

Trải qua một thế kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, Nhà hát Lớn vẫn tồn tại vững bền, trở thành một địa chỉ văn hóa lớn và một công trình kiến trúc đẹp của Thủ đô.

Cột cờ Hà Nội

Đứng sừng sững, uy nghi ngay bên đường Điện Biên Phủ thuộc quận Ba Đình - Hà Nội, Kỳ đài Hà Nội, hay còn gọi là Cột cờ Hà Nội, một di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng từ năm 1805, đến năm 1912 mới hoàn thành, trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, công trình kiến trúc độc đáo này đã trở thành chứng nhân lịch sử, chứng kiến những bước chuyển mình vĩ đại của dân tộc.

Kiến trúc Cột cờ gồm 3 cấp đế và một thân cột, cao hơn 41m. Nhìn tổng thể, Cột cờ gồm những khối lăng trụ xếp chồng nhau, thu nhỏ và cao dần từ dưới lên trên, bố cục cân đối ấy tạo nên những đường nét thẳng, khoẻ khoắn, vững vàng, rất hài hòa và thanh thoát, không hề tạo cảm giác nặng nề.

Ở mỗi cấp, tường xây được trang trí bằng những hoa văn khác nhau. Đáng chú ý là cấp thứ ba bố trí 4 cửa theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Trừ cửa hướng Bắc, các cửa khác đều có tên riêng: cửa hướng Đông tên là Nghênh Húc, có ý nghĩa “đón ánh sáng ban mai”, cửa hướng Tây tên là Hồi Quang, nghĩa là “nhìn về hoàng hôn”, cửa hướng Nam tên là Hướng Ninh, nghĩa là “trông theo ánh mặt trời”. Những cửa này thông với nhau qua cửa tò vò, tạo nên nhiều phòng nhỏ có trần vòm cuốn.

Trên tầng này là thân cột cờ, hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên. Trong thân này có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Ðỉnh Cột cờ được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, có 8 cửa tương ứng 8 mặt. Giữa lầu là một trụ tròn, cao, đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ.

Hơn nửa thế kỷ qua, trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” luôn thường trực lá cờ đỏ sao vàng năm cánh phấp phới tung bay trên bầu trời Thủ đô. Cột cờ Hà Nội mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do.

Hồ Gươm

Hồ Gươm là một phần không thể thiếu của Hà Nội, được ví như trái tim của Hà Nội nói riêng và của cả nước Việt Nam nói chung.

Trước kia Hồ Gươm còn có các tên gọi như: hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn được và đánh tan giặc Minh.

Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên, có diện tích khoảng 12 ha, chiều dài khoảng 700 m, chiều rộng 200 m. Xung quanh hồ Hoàn Kiếm có những di tích lịch sử như: đền vua Lê Thái Tổ, đền Bà Kiệu, tháp Hòa Phong... Trên hồ có 2 đảo: đảo Rùa nằm vị trí trung tâm có xây tháp Rùa, và đảo Ngọc có cầu Thê Húc dẫn lối đến Đền Ngọc Sơn.

Hồ Gươm không lớn nhưng lại tạo nên một khung cảnh sơn thủy hữu tình nhờ những công trình kiến trúc nhỏ rất Việt Nam, rất gần gũi với con người. Chính cái tỷ lệ phù hợp đã làm cho những công trình này đẹp hơn lên trong phong cảnh Hồ Gươm, hòa quyện với thiên nhiên tạo nên một quần thể hài hòa, trữ tình.

Hồ Gươm là một thắng cảnh tuyệt vời của Hà Nội, là viên ngọc giữa chốn phồn hoa của Thủ đô. Đây là địa điểm vui chơi, giải trí cho người dân sau thời gian làm việc căng thẳng, là nơi diễn ra những buổi sinh hoạt văn hóa bản địa, cũng là nét thiên nhiên thoáng đãng, mơ mộng trong sự ồn ào chật hẹp của Thủ đô. Mỗi khi có sự kiện lớn hoặc lễ tết, giới trẻ và các gia đình lại đổ về đây để vui chơi, thưởng ngoạn.

Hồ Gươm với sự duyên dáng êm đềm đã đi vào tiềm thức của bao con người Hà Nội, chứng kiến bao sự đổi thay phát triển và thăng trầm của lịch sử. Hơn một thiên nhiên kỷ đã trôi qua, Hồ Gươm đã trở thành một di sản kiến trúc văn hóa, viên ngọc quý long lanh giữa lòng Hà Nội ngàn năm tuổi.

Nhật Việt

 

7 điều cấm kỵ trong cách bố trí phòng ngủ tuyệt đối nên tránh - Chợ Tốt Nghiên cứu vật liệu mới trong thiết kế - SlideShare


Tiết lộ: Bài đăng này có thể chứa các liên kết liên kết. Điều này có nghĩa là, chúng tôi có thể nhận được một khoản hoa hồng nhỏ nếu bạn chọn mua thứ gì đó từ một liên kết chúng tôi đăng (bao gồm các liên kết đến amazon.com vì chúng tôi là người tham gia Chương trình Cộng tác viên của Amazon Services LLC.) Đừng lo lắng, nó sẽ không Bạn phải trả bất cứ thứ gì.

 Đồ thủ công trong Ngày của Mẹ

Là một người mẹ, không có gì tôi yêu hơn những món quà mà con tôi làm bằng đôi bàn tay quý giá của chúng tôi cầm trên tay khi chúng chỉ nhỏ xíu và nhăn nheo. Đồ thủ công làm bằng tay từ mẹ không bao giờ cũ. Họ là tốt nhất bởi vì họ đi thẳng từ trái tim. Dưới đây là 22 món đồ thủ công ngọt ngào nhất trong ngày dành cho mẹ và trẻ em có thể làm để làm cho mẹ từ trái tim và bà ngoại tan chảy.

22 món đồ ngọt ngào nhất trong ngày dành cho mẹ và trẻ em có thể làm

1. Bình hoa đầy hoa. Tìm hiểu làm thế nào để làm cho nó tại đây.

 Đồ thủ công ngày của mẹ 1

2. Tạo một bức tranh như thế này với trái tim bị cắt ra dán vào tường và con trai hay con gái thổi cho mẹ và bà một nụ hôn đặc biệt.

 Ngày thủ công của mẹ 2

3. Thật là một dự án lớp học tuyệt vời! Tạo nam châm cho mẹ mà mẹ có thể đăng tác phẩm nghệ thuật của họ lên tủ lạnh.

 Đồ thủ công trong Ngày của Mẹ 3

4. Những gì mẹ Trái tim sẽ ăn tan chảy từ một tấm như thế này . Khiến tôi mỉm cười khi nhìn họ!

 Ngày thủ công của mẹ 4

5. Ở đây, một người đẹp tuổi teen và những đứa trẻ lớn hơn có thể làm: handmade dây chuyền mặt dây chuyền bằng đất sét.

 Đồ thủ công trong Ngày của Mẹ 5

6. Thủ công in dấu tay là tốt nhất bởi vì chúng tôi biết những bàn tay đó phát triển nhanh như thế nào! Những chiếc túi tote in hoa tay tạo nên một món quà và món quà tuyệt vời cho Ngày của Mẹ.

 Đồ thủ công trong Ngày của Mẹ 6

7. Một nghề thủ công ngọt ngào khác: tùy chỉnh tạp dề cho Ngày của Mẹ.

 Ngày thủ công của mẹ 7

8. Đồ thủ công ngày thông minh của mẹ này rất dễ thương. Giáp Tôi yêu bạn đến mặt trăng và ngược lại

 Ngày thủ công của mẹ 8

9. Thật dễ dàng và thú vị! Dành cho các bà mẹ hay bà ngoại thích đọc ảnh .

 Ngày thủ công của mẹ 9

10. Những đứa trẻ của tôi hoàn toàn có tôi trong lòng bàn tay của chúng, đặc biệt là với chiếc nhẫn hình bàn tay Cậu bé thủ công ngọt ngào nhất trong ngày!

 Đồ thủ công ngày của mẹ 10

11. Dừng lại đi. Little chậu hoa chân bướm Cách ngọt ngào nhất!

 Đồ thủ công ngày của mẹ 11

12. Bạn hoàn toàn có thể làm điều này. Sắp xếp ăn được DIY cho Ngày của Mẹ. Vâng, làm ơn!

 Đồ thủ công ngày của mẹ 12

13. Đổi tôi muốn cho bạn bức tranh vải .

Điều này sẽ làm tan chảy trái tim tôi nếu con tôi mang ngôi nhà này. Trái tim tôi sẽ là một vũng nước trên sàn nhà.

 Ngày thủ công của mẹ 13

14. Thẻ thủ công mừng ngày của mẹ

 Ngày thủ công của mẹ 14

15. Haha! Điều ngọt ngào nhất trên thế giới là có thể nhìn thấy chính mình khi con bạn nhìn thấy bạn . Tôi chắc chắn sẽ thích món quà này hơn bất cứ thứ gì mua trong cửa hàng.

 Ngày thủ công của mẹ 15

16. Một nghề tuyệt vời khác dành cho trẻ lớn tuổi và quá rẻ! Tìm hiểu làm thế nào để làm một chiếc gương trang trí hoặc khung ra khỏi thùng trứng . {Tôi sẽ không bao giờ đoán được đó là những thùng trứng!}

 Đồ thủ công trong Ngày của Mẹ 16

17. Làm cho mẹ của bạn một số Bom tắm mơ mộng DIY . Và sau đó để cô ấy tự tắm trong một giờ!  Đồ thủ công trong Ngày của Mẹ 17

18. Thật là một ngày tuyệt vời của mẹ! Etch mẹ tên thành một chiếc thớt hoặc thêm cụm từ hoặc thiết kế độc đáo của riêng bạn.

 Ngày thủ công của mẹ 18

19. Các bà mẹ sành điệu xứng đáng là một món quà hợp thời trang. Thanh thiếu niên có thể làm cho mẹ một chiếc vòng cổ tua rua đính hạt DIY mà cô ấy sẽ đeo ở khắp mọi nơi!

 Ngày thủ công của mẹ 19

20. Nếu bạn có mẹ hoặc bà yêu thích chợ nông dân, hãy làm cho cô ấy một chiếc túi tote bên lề từ một chiếc áo phông cũ. Nó miễn phí!

 Ngày thủ công của mẹ 20

21. Nói về những chiếc áo phông cũ, hãy biến chiếc áo này thành một món quà thủ công dễ dàng trong Ngày của Mẹ: chiếc khăn quàng cổ DIY lấy cảm hứng từ nhà thiết kế.

 width=

22. Ồ, một cuốn sách làm cho trẻ em! Về tôi? Tôi yêu, yêu, thích ý tưởng này! Cuốn sách Ngày của mẹ và tôi .

 Ngày thủ công của mẹ

Ngày thủ công của mẹ Những đứa trẻ và thiếu niên có thể làm

Tôi là một người mẹ thực sự với những đứa trẻ thực sự và những món quà thực sự như những món quà này đến thẳng từ trái tim và bàn tay của họ là tốt nhất trên thế giới. Chúc mừng Ngày của Mẹ đến tất cả các mẹ, và cảm ơn tất cả các thầy cô, người giúp đỡ, và những người cha đã làm cho các sản phẩm thủ công Ngày của Mẹ như thế này trở nên sống động!

 chữ ký nicolette

công nghệ xây dựng hiện đại - Reatimes Hướng đặt bếp tuổi Mậu Ngọ 1978 đem lại may mắn cho gia chủ


Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc sắc cùng một hành trình lịch sử thú vị. Ngoài những trung tâm văn hóa và kinh tế nổi tiếng như Tokyo, Osaka, Kyoto hay các khung cảnh quen thuộc như núi Phú Sĩ, băng tuyết ở Hokkaido, biển Okinawa, du lịch Nhật Bản  còn có nhiều điểm đến với bề dày lịch sử đáng kinh ngạc cũng như những thắng cảnh đẹp mê hồn. Người Nhật chăm chỉ, cần cù và kỷ luật đã tạo nên những công trình hoành tráng và giữ gìn thiên nhiên tạo hóa ban cho.

Những điểm du lịch Nhật Bản thú vị cho hành trình khám phá đất nước tuyệt vời.

8. ĐẢO YAKUSHIMA (ỐC CỬU ĐẢO)

yakushima

Rừng cổ ôn đới ở Yakushima

Đảo Yakushima thuộc địa phận tỉnh Kagoshima. Hòn đảo hoang sơ này có một thảm thực động vật phong phú và đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đặc biệt Yakushima có dấu tích còn lại của một khu rừng cổ ôn đới đặc biệt có giá trị. Mỗi năm hơn 300.000 khách du lịch Nhật Bản yêu thiên nhiên viếng thăm hòn đảo này.

9. CỤM DI TÍCH CỔ ĐÔ KYOTO

kiyomizu

Kiyomizu-dera

Cổ đô Kyoto và khu vực lân cận bao phủ một vùng rộng lớn ngày nay bao gồm các thành phố Kyoto, Uji và Otsu. Các điểm đến trong cụm di tích cổ đô Kyoto là một phần không thể thiếu đối với bất kì hành trình du lịch Nhật Bản nào. Cụ thể, khi tham quan cổ đô Kyoto bạn sẽ khám phá: 14 chùa Phật giáo bao gồm chùa Kyogokoku-ji (đền Toji), chùa Kiyomizu-dera, chùa Enryaku, chùa Daigo, chùa Ninna, thiền viện Byodo-in, chùa Kozan, chùa rêu Saiho, chùa Tenryu, chùa Rokuon (chùa vàng Kinkakuji), chùa Jisho (chùa bạc Ginkakuji), chùa Ryoan, chùa Nishi Hongan; 3 đền Thần đạo bao gồm: đền Kamigamo, đền Shimogamo, đền Ujigami; và 1 lâu đài là lâu đài Nijo. Trong đó, nổi bật nhất là chùa Kiyomizu với kiến trúc bằng gỗ trên cao, chùa Kinkakuji được bao phủ bằng những chiếc lá bằng vàng nguyên chất, chùa Ryoanji với khu vườn đá phong cách thiền, và chùa Kozanji nằm sâu trong rừng với những quốc bảo quý nhất của Nhật.

10.LÀNG LỊCH SỬ SHIRAKAWA-GO VÀ GOKAYAMA

shirakawago

Shirakawa-go

Hai ngôi làng Shirakawa-go và Gokayama nằm ở khu vực giáp ranh hai tỉnh Gifu và Toyama của Nhật. Giá trị đóng góp cho du lịch Nhật Bản của hai ngôi làng này không chỉ ở khung cảnh làng quê và đồng ruộng yên bình, mà còn là kiến trúc nhà độc đáo với hai mái tranh tạo thành hình như bàn tay đang chắp lại cầu nguyện. Các tòa nhà ở đây nhìn đơn giản nhưng vững chãi, có thể chịu được sức nặng của tuyết đóng vào mùa đông tại khu vực này.

11.CỤM ĐỀN CHÙA NIKKO

cau-shinkyo

Cầu Shinkyo

Cụm di tích Nikko của du lịch Nhật Bản bao gồm 103 tòa kiến trúc và thiên nhiên tọa lạc ở Nikko, tỉnh Tochigi. Các địa điểm này thuộc về 2 đền Thần đạo là Futarasan và Toshogu cùng với 1 chùa Phật giáo là Rinnoji. Trong số các công trình tại đây có 3 công trình nổi bật nhất là cầu gỗ cong Shinkyo ở Futarasan, tòa tháp 5 tầng Gojunoto ở Toshogu, và tòa Sanbutsudo (còn gọi là Sando) ở chùa Rinnoji với các tượng phật A Di Đà và Quan Âm được đính lá bằng vàng nguyên chất.

12.CỤM DI TÍCH PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ TÔNG HIRAIZUMI

hiraizumi

Hiraizumi

Nằm ở tỉnh Iwate, cụm di tích Hiraizumi của du lịch Nhật Bản bao gồm 5 địa điểm: chùa Chuson, chùa Motsu, chùa Kanjizaio, chùa Muryoko và núi Kinkeisan. Trong đó nổi bật nhất là chùa Chusonji với Hoàng Sảnh Konjikido, lăng mộ chứa xác ướp của thủ lĩnh gia tộc Bắc Fujiwara. Tòa sảnh này làm hoàn toàn bằng gỗ, được trang hoàng bằng những tấm lá vàng nguyên chất và xà cừ.

13.Tháp Tokyo

thaptokyo-duhochoasen4

Tháp Tokyo 

Đây là một trong những địa điểm tham quan phổ biến nhất tại Tokyo bởi đến đây bạn có thể quan sát một cách bao quát cả thành phố. Tokyo Tower được thiết kế theo mẫu của Tháp Eiffel và là kiến trúc được tự chống bằng thép cao nhất thế giới. Tháp Tokyo mở cửa cho khách du lịch từ 9 giờ sáng tới 8 giờ tối.

14.Công viên khỉ Jigoku Dani

nhat-ban12
Đây là công trình kiến trúc có sự pha trộn giữa nét truyền thống và hiện đại. Đến với công viên khỉ Jigoku Dani, bạn sẽ thấy ngay sự khác lạ ở những chú khỉ sống trên núi tuyết so với những chú khỉ thông thường mà bạn nhìn thấy.

nhat-ban13

Chắc hẳn bạn đã từng tắm ở suối nước nóng nhiều nơi, nhưng lần này bạn sẽ được tắm chung với những chú khỉ, cảm giác sẽ ra sao? Thật thú vị và tuyệt vời phải không nào.

***MHT***

Nguồn: Tổng hợp

Trung tâm tiếng Nhật NEWSKY sưu tầm và tổng hợp.

Hướng dẫn sử dụng sơn dầu Jotun | Sơn Toàn Cầu | Sơn dầu Thiết kế nội thất nhà hàng phong cách Hàn Quốc - Nội Thất Lemme

↑このページのトップヘ